Với tiềm năng khoáng sản, cùng với sự tháo gỡ về cơ chế và sự phát triển của các doanh nghiệp, sẽ có nhiều thương vụ M&A trong ngành khoáng sản trong giai đoạn tới.
M&A Trong Ngành Khoáng Sản – Nhìn Từ Một Thương Vụ
Năm 2010, giới chuyên môn và quan sát torng lĩnh vực đầu tư khóang sản đã rất chú ý và ấn tượng với việc Masan công bố thỏa huận mua lại cổ phần kiểm soát torng công ty Liên doanh khai thác Ché biến Khoáng sản Núi Pháo (“Nuiphaovica”) từ Công ty Tiberon Minerals. Theo thông tin từ chủ đầu tư, Nuiphaovica kiểm soát một trong những dự án vonfram chưa được khai thác lớn nhất thế giới, một mỏ đa kim với trữ lượng được kiểm chứng và ước đoán vào khoảng 55,4 triệu tấn ở tỉnh Thái Nguyên. Khi đi vào hoạt động hoàn chỉnh, mỏ này cũng sẽ là một trong những mỏ sản xuất lớn nhất thế giới về bismuth và flourit cấp axit.
Tiếp đến, đầu năm 2011, Masan tiếp tục công bố khoản đầu tư thành công vào Công ty Tài nguyên Masan từ các quỹ đầu tư do Công ty quản lý quỹ Mount Kellett tư vấn – Mount Kellett là tập đoàn của Mỹ đang quản lý nguồn vốn tư nhân có giá trị nhiều tỷ đola Mỹ. Mount Kellett sẽ đầu tư khoảng 2100 tỷ đồng để đổi lấy 20% cổ phần của Cty Tài nguyên Masan.
Giới quan sát nhận thấy, đây là những tín hiệu đầu tiên thể hiện sự quyết tâm của Msan trong việc triển khai thương vụ Nuiphaovica. Thương vụ này cũng cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn quan tâm đấn các cơ hội đầu tư trong lĩnh vực khai khoáng tại Việt Nam. Mặt khác, cũng cho thấy, M&A có thể là một trong những giải pháp để thực thi hiệu quả các dự án trong lĩnh vực này.
Cơ Hội Nào Cho M&A Khoáng Sản Tại Việt Nam
Có ba nguyên nhân chính có thể tác động đến M&A trong lĩnh vực khoáng sản tại Việt Nam. Đó là, Việt Nam vẫn được đánh giá có nhiều tiềm năng về khoáng sản; sự tham gia đa dạng của các nhà đầu tư, nhất là khối tư nhân; việc ban hành Luật khoáng sản và những quy định cụ thể về chuyên nhượng dự án thăm dò và khai thác mỏ.
- Tiềm năng khoáng sản và sự phát triển ngành khai khoáng tại Việt Nam
Việt Nam luôn được biết đến với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú với trên 5.000 mỏ và điểm quặng của hơn 60 loại khóang sản khác nhau. Trong đó có một số loại khoáng sản được dự báo có trữ lượng lớn như boxit, titan, đá nguyên liệu xi măng… Việt Nam cũng có những mỏ quặng tiềm năng như sắt, vàng, vonfram, đất hiếm… Theo thống kê, giá trị công nghiệp ngành khai thác khoáng sản (trừ dầu khí) đã tăng từ 4,8% (năm 1995) lên đến 10% GDP hàng năm của Việt Nam trong những năm gần đây.
Mặc dù phong phú về chủng loại và nhiều về số lượng nhưng phần lớn các mỏ, điểm mỏ khoáng sản đã phát hiện ở Việt Nam chủ yếu là các mỏ nhỏ và vừa. Mặt khác, do hạn chế về vốn đầu tư, công nghệ khai thác nên các mỏ đang khai thác chủ yếu có quy mô nhỏ, hoặc một số mỏ lớn được chia thành nhiều khu vực để khai thác với quy mô nhỏ.
Hoạt động chế biến khoáng sản phần lớn được thực hiện đồng thời với khai thác khoáng sản, tuy nhiên các doanh nghiệp Việt nam chưa chú trọng và chưa đủ năng lực để triển khai hoạt động này.
- Sự tham gia đa dạng của các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài
Trước khi Luật khoáng sản được ban hành, hoạt động khai thác khoáng sản chủ yếu do các tổng công ty, công ty nhà nước thực hiên tại các mỏ đã được tìm kiếm, thăm dò bằn nguồn vôn nhà nước như apatit, quặng sắt, than, đá vôi, sét làm nguyên liệu xi măng, thiếc, antimon, vofram… với số lượng khỏang gần 200 mỏ, khu vực khai thác trong cả nước được khai thác, thăm dò.
Sau khi Luật khoáng sản được ban hành, chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia, hoạt động khai thác… Theo thống kê số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động trong công nghiệp khai thác mỏ tăng nhanh từ 427 doanh ghiệp (năm 2000) lên gần 1.400 doanh nghiệp vào thời điểm hiện tại. Trong đó, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng chiếm tới gần 1.200 doanh nghiệp với quy mô nhỏ và vừa.
Trong nước đã hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, một số doanh nghiệp nhà nước có vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn trong ngành khai thác khoáng sản như: tập doàn Khai thác Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam. Một số doanh nghiệp trong nước đã ổn định và phát triển trong lĩnh vực khai khoáng như: Tổng công ty Khoáng sản Hà Tĩnh, Công ty Khoáng sản Bình Định, Hòa Phát…
Theo thống kê, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn 1,47% trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động. Các doanh nghiệp này tham gia chủ yếu trong lĩnh vực khai thác khoáng sản phục vụ công nghiệp sản xuất xi măng, đá ốp láy, nước khoáng (lavie), vàng, niken, titan sa khoáng, đá phiến lớp, quặng sắt. Tuy tỷ lệ tham gia không cao, nhưng do có kinh nghiệm trong khâu tìm kiếm, đánh giá và triển khai dự án, các nhà đầu tư này lựa chọn những cơ hội đầu tư tương đối tốt và hứa hẹn tiềm năng.
- Luật Khoáng sản và cơ hội cho hoạt động M&A trong lĩnh vực khoáng sản tại Việt Nam
Trong thời gian qua, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản tại Việt Nam đã điễn ra, tuy nhiên các thông tin về thương vụ này cũng ít khi được công bố. Nhiều thương vụ cũng mang tính chất mua đi bán lại giấy phép. Tuy nhiên trên thực tế có tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản do điều kiện khác quan, không thể tiếp tục thực hiện dự án đầu tư, có nhu cầu chuyển nhượng dự án đã đầu tư để thu hồi vốn.
Luật Khoáng sản với hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011 đã có điều khoản cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò và quyền khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng quyền thăm dò và khai thác khoáng sản phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản chấp thuận.
Với tiềm năng khoáng sản của Việt Nam, cùng với sự tháo gỡ về cơ chế cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp ngành khoáng sản, chúng ta có thể chứng kiến nhiều thương vụ M&A trong ngành này trong những năm tới. Nhà nước nên nhìn nhận xu hướng này theo hướng tích cực, sự điều tiết của thị trường sẽ chọn lựa được nhà đầu tư phù hợp nhất cho dự án. Về khía cạnh doanh nghiệp, nên nhìn nhận đây là cơ hội để có những thương vụ đầu tư thành công trong lĩnh vực khoáng sản.
Nguồn theo TS. Đặng Xuân Phú – GS. Đặng Xuân Phong
Các bạn đọc có thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới, Ngô Bá Hưng sẽ phản hồi thông tin đến các bạn sớm nhất có thể. Đừng quên cùng Ngô Bá Hưng theo dõi trong loạt bài kế tiếp về M&A nhé!